ẢNH GIA ĐÌNH
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012
Hội họa là gì? Nét đẹp hội họa
1. Khái niệm về hội họa
Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sỹ thực hiên. (Họa sỹ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ.
Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.
Tác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi.
Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi mammoth. Đây là những bức vẽ thuộc hội họa hang động.
Sơn dầu
Lụa
Gốm
Men
Sfumato
Vật liệu mới (hội họa)
Màu nước
Sơn mài
Đơn sắc
Vẽ chấm
Thủy mạc
4. Màu vẽ - Chất liệu
Các màu vẽ gồm chất màu được trộn lẫn trong một chất mang. Các tính chất của hai thành phần này như độ nhớt, độ hòa tan, tốc độ bay hơi,... quyết định đặc trưng của các loại màu khác nhau.
Điển hình nhất
Sơn dầu
Màu nước trộn dầu
Sơn acrylic
Màu bột
Mực
Pastel
Tempera
Màu sáp
Màu nước
Bích họa
Màu phum
Tranh lụa
Bút chì
Bút lông
Giấy điệp, giấy dó
Vải toan
Ấn tượng
Baroc
Trừu tượng
Cấu trúc
Chấm họa
Dã thú
Graffiti
Hard-edge
Hậu ấn tượng
Hậu hiện đại
Hiện đại
Hiện thực
Hiện thực lãng mạn
Hiện thực xã hội
Lãng mạn
Lập thể
Mannerism
Ngây thơ
Pop-Art
Siêu thực
Tân cổ điển
Thị giác (Op-Art)
Paul Cézanne, (1839-1906), Pháp
Salvador Dalí, (1904-1989), Catalan
Vincent van Gogh (1853-1890), Hà Lan
Michelangelo Buonarroti, (1475-1564), Ý
Amedeo Modigliani, (1884-1920), Ý
Claude Monet, (1840-1926), Pháp
Pablo Picasso, (1881-1973), Tây Ban Nha
Jackson Pollock, (1912-1956), Mỹ
Rembrandt, (1606-1669), Hà Lan
Pierre-Auguste Renoir, (1841-1919), Pháp
Peter Paul Rubens, (1577-1640), Bỉ
Leonardo da Vinci, (1452-1519), Ý
Hãy chia sẻ trực tiếp với chúng tôi những hiểu biết, ý tưởng, bức hội họa ấn tượng.
5. Các trường phái hội họa
Ấn tượng
Baroc
Trừu tượng
Cấu trúc
Chấm họa
Dã thú
Graffiti
Hard-edge
Hậu ấn tượng
Hậu hiện đại
Hiện đại
Hiện thực
Hiện thực lãng mạn
Hiện thực xã hội
Lãng mạn
Lập thể
Mannerism
Ngây thơ
Pop-Art
Siêu thực
Tân cổ điển
Thị giác (Op-Art)
Ấn tượng
Baroc
Trừu tượng
Cấu trúc
Chấm họa
Dã thú
Graffiti
Hard-edge
Hậu ấn tượng
Hậu hiện đại
Hiện đại
Hiện thực
Hiện thực lãng mạn
Hiện thực xã hội
Lãng mạn
Lập thể
Mannerism
Ngây thơ
Pop-Art
Siêu thực
Tân cổ điển
Thị giác (Op-Art)
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012
Bài viết của tác giả.
ĐÂU LÀ NỐI ĐI CHO NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ HỘI HOẠ
Người ta đã từng nói .(không có thực ,không vực được đạo.)
không có ăn bạn có thể làm gì?.khi đó cái bạn nghĩ đến là cái dạ dầy bạn đang sôi ào ào,khi đó dù bạn đam mê gì đến mấy đi chăng nữa bạn không thoát khỏi cái dạ dày của bạn đang kêu.
tôi nói vậy có thể không đúng lắm,nhưng một phần nào cũng vạch được những ý nghĩ của nhiều hoạ sỹ bây giờ.
đam mê và yêu hội hoạ cả đời đi theo hội hoạ.nhưng đôi khi vẫn không thoát khỏi được cám dỗ là kinh tế thị trường,đây là một phần chôn vùi tài năng mà các hoạ sỹ bây giờ không phát huy đươc,các bạn thử nghĩ xem .khi đang sáng tác một tác phẩm mà vợ đi qua và nói đến.(mai đóng tiền học cho con,anh có không thêm vào với em......)trong khi đó trong túi chỉ còn vài ngàn tiền lẻ.ta nghĩ gì ,và có nghĩ không?
và lúc này bức tranh chưa hoàn thành nhưng ai đó muốn mua có thể bán không nhỉ.
còn thiếu 1 vài chi tiết theo cảm hứng của mình ,đành tặc lưỡi thôi lấy tiền đã...
bởi vậy thì sao họa sỹ có thể mang hết tư duy rồn vào bức tranh đc .đây chỉ là một góc nhỏ thôi còn bao nhiêu thứ nữa xung quanh những câu chuyện kinh tế thị trường.
người việt nam bỏ ra ăn 1 bữa tiền triệu ,nhưng chưa trắc bỏ vài trăm ra mua tranh .vậy sao các họa sỹ có đất đứng được .ôi .....
thật buồn cho những người đi theo những đam mê của riêng mình.
lykodinh
ĐÂU LÀ NỐI ĐI CHO NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ HỘI HOẠ
Người ta đã từng nói .(không có thực ,không vực được đạo.)
không có ăn bạn có thể làm gì?.khi đó cái bạn nghĩ đến là cái dạ dầy bạn đang sôi ào ào,khi đó dù bạn đam mê gì đến mấy đi chăng nữa bạn không thoát khỏi cái dạ dày của bạn đang kêu.
tôi nói vậy có thể không đúng lắm,nhưng một phần nào cũng vạch được những ý nghĩ của nhiều hoạ sỹ bây giờ.
đam mê và yêu hội hoạ cả đời đi theo hội hoạ.nhưng đôi khi vẫn không thoát khỏi được cám dỗ là kinh tế thị trường,đây là một phần chôn vùi tài năng mà các hoạ sỹ bây giờ không phát huy đươc,các bạn thử nghĩ xem .khi đang sáng tác một tác phẩm mà vợ đi qua và nói đến.(mai đóng tiền học cho con,anh có không thêm vào với em......)trong khi đó trong túi chỉ còn vài ngàn tiền lẻ.ta nghĩ gì ,và có nghĩ không?
và lúc này bức tranh chưa hoàn thành nhưng ai đó muốn mua có thể bán không nhỉ.
còn thiếu 1 vài chi tiết theo cảm hứng của mình ,đành tặc lưỡi thôi lấy tiền đã...
bởi vậy thì sao họa sỹ có thể mang hết tư duy rồn vào bức tranh đc .đây chỉ là một góc nhỏ thôi còn bao nhiêu thứ nữa xung quanh những câu chuyện kinh tế thị trường.
người việt nam bỏ ra ăn 1 bữa tiền triệu ,nhưng chưa trắc bỏ vài trăm ra mua tranh .vậy sao các họa sỹ có đất đứng được .ôi .....
thật buồn cho những người đi theo những đam mê của riêng mình.
lykodinh
Đâu là sự thật về nàng Mona lisa.
Các chuyên gia nghệ thuật tìm thấy bức chân dung một nàng Mona Lisa trẻ trung hơn khoảng 10 năm trước khi Leonardo da Vinci vẽ tác phẩm nổi tiếng được công chúng biết.
Xuất hiện bức họa nàng Mona Lisa trẻ hơn
Các chuyên gia nghệ thuật tìm thấy bức chân dung một nàng Mona Lisa trẻ trung hơn khoảng 10 năm trước khi Leonardo da Vinci vẽ tác phẩm nổi tiếng được công chúng biết.
> Mona Lisa được vẽ ở đâu?
Tác phẩm nghệ thuật "Nàng Mona Lisa vùng Isleworth" vừa ra mắt tại Geneva, Thụy Sỹ hôm qua do Quỹ Mona Lisa tổ chức.
“Nàng Mona Lisa vùng Isleworth” (trái). Ảnh: Wikimedia Commons. |
So với bức chân dung Mona Lisa nổi tiếng đang trưng bày ở Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp, kích thước của bức tranh mới phát hiện lớn hơn, tông màu sẫm tối và chưa hoàn chỉnh. Nhưng nàng Mona Lisa này trông hạnh phúc và trẻ trung hơn với nụ cười ít bí ẩn, Discovery cho biết.
Phát ngôn viên của Quỹ Mona Lisa cho biết, đơn vị này sẽ đưa ra cuốn sách dày 320 trang nhằm cung cấp bằng chứng lịch sử khoa học để chứng minh bức tranh mới phát hiện của Da Vinci.
Hai chuyên gia hàng đầu về Da Vinci là Alessandro Vezzosi, giám đốc bảo tàng Museo Ideale và Carlo Pedretti, Đại học California, Mỹ cho rằng, cần có thêm nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng.
Tính xác thực về việc Da Vinci có phải là tác giả "Mona Lisa vùng Isleworth" đã trở thành chủ đề gây tranh luận từ khi nó được nhà sưu tập người Anh - Hugh Blaker phát hiện năm 1913.
Hugh Blaker mua bức tranh từ một gia đình quý tộc và đem nó tới studio của ông ở Isleworth, London, Anh. Năm 1915, bố dượng của Hugh Blaker là John R. Eyre - nhà sử học mỹ thuật xuất bản cuốn sách với nội dung Da Vinci vẽ 2 phiên bản chân dung nàng Mona Lisa; ít nhất phần người bán thân, khuôn mặt và bàn tay Mona Lisa vùng Isleworth mới là sản phẩm thực của tác giả.
Sau đó ông Blaker bán tác phẩm cho nhà sưu tập người Mỹ - Henry F. Pulitzer. Ông này lại chuyển bức tranh cho bạn gái. Khi phụ nữ qua đời, Quỹ Mona Lisa mua lại.
Trong cuốn sách "Cuộc đời của các họa sĩ", nhà sử học mỹ thuật thế kỷ 16 Giorgio Vasari cho rằng, nàng Mona Lisa trong bức tranh mới tìm thấy được lấy nguyên mẫu từ vợ nhà buôn lụa giàu có tên Francesco del Giocondo - bà Lisa Gherardini. Theo Giorgio Vasari, tác phẩm được Da Vinci vẽ trong khoảng thời gian 1503 – 1506.
Lý Kông Định (sưu tầm)
Kông Định(sưu tầm)
100 năm hội họa trừu tượng
Magnelli, Explosion lyrique n° 8, 1918 (phong cách trừu tượng trữ tình)
100 năm hội họa trừu tượng
Văn Ngọc |
Magnelli, Explosion lyrique n° 8, 1918 (phong cách trừu tượng trữ tình)
Một trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
Mặt khác, sự ra đời của hội hoạ trừu tượng còn khẳng định bản chất tự do của nghệ thuật, đi đôi với ý thức về vai trò quan trọng của chủ thể sáng tạo là người hoạ sĩ. Nghệ thuật không còn phụ thuộc vào những động cơ chính trị, tôn giáo, hay đạo đức nữa, mà trở thành một hoạt động thuần tuý thẩm mỹ, với những tiêu chuẩn, quy ước, không vượt ra ngoài phạm vi văn hoá.
Mặt khác, sự ra đời của hội hoạ trừu tượng còn khẳng định bản chất tự do của nghệ thuật, đi đôi với ý thức về vai trò quan trọng của chủ thể sáng tạo là người hoạ sĩ. Nghệ thuật không còn phụ thuộc vào những động cơ chính trị, tôn giáo, hay đạo đức nữa, mà trở thành một hoạt động thuần tuý thẩm mỹ, với những tiêu chuẩn, quy ước, không vượt ra ngoài phạm vi văn hoá.
Cái đẹp trừu tượng Người ta còn nhớ giai thoại kể rằng Kandinsky đã là người đầu tiên phát hiện ra cái đẹp trừu tượng, một lần khi nhìn nghiêng chính một bức tranh tượng hình của mình dựng ở dưới đất, và một lần trên bức tranh “Những đống rơm” của Monet, bị ánh sáng làm cho biến mất hết mọi yếu tố hiện thực, chỉ còn nhìn thấy những mảng màu và ánh sáng. Sự kiện này đã xảy ra vào năm 1885 ở Moskova, tại một cuộc triển lãm tranh của trường phái ấn tượng Pháp.
Thực ra, những tín hiệu đầu tiên của cái đẹp trừu tượng đã xuất hiện ngay từ cuối thế kỷ XIX, khi người ta bắt đầu cảm thụ được cái đẹp của sự cách điệu hóa, của nhịp điệu, như trên các bức họa của: Van Gogh, Les champs de blé aux corbeaux, hoặc Route aux cyprès et à l’étoile, 1890; Cézanne, La Montagne Sainte Victoire,1904, và Les jardins des Lauves,1906), Munch, Le Cri, 1893); Monet, Les Nymphéas,1910 )...; hay cái đẹp xuất thần, tự thân, của những mảng màu được bố trí một cách khác thường trên các tác phẩm của Gauguin, Le Cheval blanc, 1898, và Trois Tahitiennes sur fond jaune, 1899; hay của các họa sĩ nhóm dã thú: Sérusier, Le Talisman, 1888; Vuillard, Chân dung tự họa, 1892, v.v.
Chắc chắn không phải là một sự tình cờ, mà cái đẹp trừu tượng đã manh nha xuất hiện gần như cùng một lúc trong nhiều phong cách, nhiều trường phái, vào những năm đầu của thế kỷ XX, từ tượng trưng, ấn tượng, biểu hiện, dã thú, vị lai, đến lập thể…nói lên sự khao khát của đa số các họa sĩ đương thời muốn thoátara khỏi sự lệ thuộc vào đối tượng, vào những lệ luật cũ, và vào thế giới tự nhiên - thế giới của những khái niệm - mà họ thường phải dựa vào để diễn đạt những ý tưởng thẩm mỹ của mình.
Nói tóm lại, hội họa trừu tượng muốn dựa vào chính nó để chinh phục cái đẹp và cái gu thẩm mỹ của người đời, vì nó cho rằng cái chức năng chính của nó, là chức năng thẩm mỹ.
Cũng có thể, hiện tượng có nguồn gốc từ cái phản ứng của những người nghệ sĩ đương thời trước những gì đang diễn ra trước mắt họ, trong đời sống thực tế hằng ngày, trước mối đe doạ của cuộc chiến tranh đang sắp xảy ra (1914 -1918)?
Từ lập thể đến trừu tượng
Có thể nói, giai đoạn lập thể của Picasso, và nhất là của Braque, vào những năm 1908, là giai đoạn hội họa lập thể đã đi đến gần với hội họa trừu tượng nhất.
Trên các bức họa lập thể đầu tiên vẽ phong cảnh ở Estaque và La Roche Guyon (miền nam nước Pháp) của Picasso, Braque, và Dufy, người ta nhận thấy một sự “cách điệu hóa” khá triệt để. Các họa sĩ hầu như đã gạn lọc đi hết những yếu tố “tượng hình” - nghĩa là những yếu tố có thật, mà con mắt ta nhìn thấy - và chỉ giữ lại những nét chính, đó là cái “nhịp điệu” đặc thù của phong cảnh ở đây.
Nói một cách khác, người họa sĩ xa rời cái đẹp tượng hình của thiên nhiên trước mắt, để chỉ tập trung sáng tạo nên cái đẹp trừu tượng dựa vào một sự cách điệu hóa triệt để, biến toàn bộ cái phong cảnh thật kia thành nhịp điệu trừu tượng.
Nhưng nếu ta cho rằng cái đẹp trừu tượng bắt nguồn từ sự cách điệu hóa, thì có lẽ phải đi ngược trở lên đến Greco (thế kỷ XVI), hay xa hơn nữa! Còn như, nếu ta cho rằng nó bắt nguồn từ cái đẹp của nhịp điệu hay của ký hiệu, thì lại phải xuất phát ngay từ... những hiện tượng thiên nhiên, từ cái đẹp của những nhũ đá trong một thạch động, cho đến cái đẹp của một cây cổ thụ đứng giữa trời, của một thác nước, hay của những nếp áo...
Kandinsky, Première aquarelle abstraite, 1910 |
Chắc chắn không phải là một sự tình cờ, mà cái đẹp trừu tượng đã manh nha xuất hiện gần như cùng một lúc trong nhiều phong cách, nhiều trường phái, vào những năm đầu của thế kỷ XX, từ tượng trưng, ấn tượng, biểu hiện, dã thú, vị lai, đến lập thể…nói lên sự khao khát của đa số các họa sĩ đương thời muốn thoátara khỏi sự lệ thuộc vào đối tượng, vào những lệ luật cũ, và vào thế giới tự nhiên - thế giới của những khái niệm - mà họ thường phải dựa vào để diễn đạt những ý tưởng thẩm mỹ của mình.
Nói tóm lại, hội họa trừu tượng muốn dựa vào chính nó để chinh phục cái đẹp và cái gu thẩm mỹ của người đời, vì nó cho rằng cái chức năng chính của nó, là chức năng thẩm mỹ.
Cũng có thể, hiện tượng có nguồn gốc từ cái phản ứng của những người nghệ sĩ đương thời trước những gì đang diễn ra trước mắt họ, trong đời sống thực tế hằng ngày, trước mối đe doạ của cuộc chiến tranh đang sắp xảy ra (1914 -1918)?
Braque, Phong cảnh ở La Roche Guyon, 1908 |
Có thể nói, giai đoạn lập thể của Picasso, và nhất là của Braque, vào những năm 1908, là giai đoạn hội họa lập thể đã đi đến gần với hội họa trừu tượng nhất.
Trên các bức họa lập thể đầu tiên vẽ phong cảnh ở Estaque và La Roche Guyon (miền nam nước Pháp) của Picasso, Braque, và Dufy, người ta nhận thấy một sự “cách điệu hóa” khá triệt để. Các họa sĩ hầu như đã gạn lọc đi hết những yếu tố “tượng hình” - nghĩa là những yếu tố có thật, mà con mắt ta nhìn thấy - và chỉ giữ lại những nét chính, đó là cái “nhịp điệu” đặc thù của phong cảnh ở đây.
Nói một cách khác, người họa sĩ xa rời cái đẹp tượng hình của thiên nhiên trước mắt, để chỉ tập trung sáng tạo nên cái đẹp trừu tượng dựa vào một sự cách điệu hóa triệt để, biến toàn bộ cái phong cảnh thật kia thành nhịp điệu trừu tượng.
Nhưng nếu ta cho rằng cái đẹp trừu tượng bắt nguồn từ sự cách điệu hóa, thì có lẽ phải đi ngược trở lên đến Greco (thế kỷ XVI), hay xa hơn nữa! Còn như, nếu ta cho rằng nó bắt nguồn từ cái đẹp của nhịp điệu hay của ký hiệu, thì lại phải xuất phát ngay từ... những hiện tượng thiên nhiên, từ cái đẹp của những nhũ đá trong một thạch động, cho đến cái đẹp của một cây cổ thụ đứng giữa trời, của một thác nước, hay của những nếp áo...
Lộ trình của hội họa trừu tượng
Hội họa trừu tượng, trải qua nhiều bước thăng trầm kể từ khi ra đời, có thể được phân ra làm ba giai đoạn chính: giai đoạn đầu (1908-1920) với một số họa sĩ có thể đếm trên đầu ngón tay: phong cách biểu tượng trừu tượng, có: Kandinsky, Franz Marc; phong cách lập thể trừu tượng, có: Braque, Fernand Léger, Delaunay, Marcel Duchamp...; phong cách trừu tượng trữ tình có: Magnelli; phong cách trừu tượng hình học thuần tuý có: Mondrian, Théo Van Doesburg, Malevitch, Albers...; phong cách vị lai trừu tượng, có nhóm các họa sĩ Ý: Umberto Boccioni, Severini, Balla...; chuyển từ ấn tượng sang trừu tượng, có nhóm các họa sĩ người Nga: Michel Larionov, Natalia Gontcharova...
Kịp đến những năm sau Đại chiến thứ hai, ở Mỹ và Âu châu, mới lại có một sự nở rộ của hội họa trừu tượng với những tên tuổi mới, như: Jackson Pollock, với phong cách dripping, Frank Kline, Rothko, Reinhardt ...(Mỹ); Hartung, Soulages, Vedova...(Âu châu).
Trong nền hội họa trừu tượng đương đại, có thể phân biệt được nhiều xu hướng và nhiều phong cách, nhưng nhìn chung, vẫn là những phong cách kể trên. Có điều, bên trong các phong cách đó, người ta phân biệt được thêm hai xu hướng chính, có thể coi như hai đối cực: đó là xu hướng thiên về nhịp điệu, và xu hướng thiên về ký hiệu.
Luật chơi và những thoả hiệp
Trong hội họa tượng hình, từ xưa đến nay, cái tiêu chuẩn đầu tiên dựa trên đó người ta vẫn đánh giá cái đẹp, hay cái đạt của một tác phẩm, là tính chất “hiện thực” của nó, hoặc chỉ đơn giản là sự “giống như thật” của đối tượng được vẽ trên tranh. Xét cho cùng, ngôn ngữ của hội họa tượng hình không phải là ngôn ngữ tạo hình (theo nghĩa tưởng tượng ra mà sáng tạo), mà là một ngôn ngữ thể hiện, chủ yếu là sao chép đối tượng, hoặc cách điệu hóa nó, nhưng dẫu sao cũng sử dụng các yếu tố có tên gọi, có ngữ nghĩa, để diễn đạt.
Hội họa, trong nhiều thời đại, đã từng có những chức năng như: giao tiếp, thông tin, thậm chí tuyên truyền, hoặc giáo dục. Khi người ta đánh giá một bức họa với đề tài tôn giáo, hay lịch sử, người ta thường xét xem nó có tính thuyết phục hay không: cách thể hiện có thật, có khéo, có sinh động hay không. Cũng như, khi đánh giá một bức chân dung, hay một bức tĩnh vật, người ta thường đánh giá trước tiên trên sự “giống như thật” của nó...
Trong hội họa trừu tượng, không còn cái tiêu chuẩn hiện thực đó nữa. Ngược lại, ở đây, tiêu chuẩn quan trọng nhất chỉ có thể là cái đẹp thẩm mỹ, nhưng cái đẹp thẩm mỹ thì lại rất khó thẩm định, bởi nó dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn và quy ước đôi khi chồng chéo lên nhau, và nhất là vì nó tuỳ thuộc ở trình độ hiểu biết về thẩm mỹ, ở cái gu của mỗi người.
Cũng vì những lẽ ấy, mà trong hội họa trừu tượng, luật chơi tưởng như đơn giản, vì nó khá tự do, chỉ cần đáp ứng hai điều kiện: trừu tượng và đẹp, nhưng thực ra điều kiện đẹp trong hội họa trừu tượng lại khá phức tạp, vì những tiêu chuẩn, quy ước để thẩm định cái đẹp trừu tượng rất khó xác định. Do đó, tính chất chủ quan của sự thẩm định lại càng cao hơn, so với hội họa tượng hình !
Nhưng có lẽ chính đó lại là cái điều mà người họa sĩ mong muốn chăng? Hoặc giả, bối cảnh chung của xã hội đã đưa đẩy họ đến cái tâm thức ấy? Có phải vì con người thời nay khao khát những cái gì mà họ không có được trong cuộc sống bon chen hằng ngày, trong một xã hội mà luật chơi ngày càng gò bó, khắc nghiệt, hoặc vượt khỏi tầm kiểm soát của họ? Hay chỉ đơn giản vì họ ngày càng ý thức được vai trò của cái tôi, tức của chủ thể trong nghệ thuật, cũng như họ đã ý thức được sự cần thiết phải có một không gian tự do cho nghệ thuật và nói chung cho mỗi cá nhân trong cuộc sống?
Luật chơi trong hội họa trừu tượng là tuyệt đối không thể hiện những hình tượng gợi nhắc đến những khái niệm đã có tên gọi, ví dụ như: cái bàn, đám mây, Mặt trăng..., nói chung, những sự vật có thật trong thiên nhiên và trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, trong phong cách trừu tượng hình học, chẳng hạn, người ta vẫn chấp nhận một cách thoải mái những khái niệm có tên gọi, như: đường thẳng, đường cong, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn... Hiện tượng này rõ ràng nói lên một sự mâu thuẫn. Song chắc hẳn người ta cũng đã phải chấp nhận một thoả hiệp nào đó trên định nghĩa của khái niệm trừu tượng? Có lẽ nên hiểu trừu tượng là không bao gồm những hình tượng phản ánh thế giới tự nhiên và con người? Nhưng các hình thể hình học đều là do óc sáng tạo của con người mà ra cả. Phải chăng hình học đã được coi như là một ngoại lệ?
Dẫu sao, mâu thuẫn trong nghệ thuật cũng không phải là một chuyện gì to tát, đôi khi người ta vẫn phải chấp nhận nó như một sự thoả hiệp, cũng như người ta đã phải chấp nhận khái niệm tuyệt đối với một cái nghĩa rất tương đối, để có được một sự đồng thuận, hoặc để phục vụ cho một lợi ích xã hội thiết thực nào đó. Một ví dụ là, có thể nói, chỉ riêng phong cách trừu tượng hình học của những Mondrian, Théo Van Doesburg, Malévitch, Ben Nicholson, Herbin..., cho đến tận ngày nay vẫn có một ảnh hưởng quyết định lên thẩm mỹ hiện đại, đặc biệt là lên nghệ thuật design áp dụng vào trong công nghiệp, thương nghiệp, và nói chung, trong đời sống hằng ngày.
Nhìn chung, không thể nào có một khái niệm trừu tượng tuyệt đối được. Một nét cọ, một mảng màu, đã là một khái niệm rồi, và gần như là bao giờ cũng gợi nhắc đến một cái gì cụ thể trong thế giới ta đang sống. Do đó, có những họa sĩ, vì lý do thuần tuý thẩm mỹ, đã không nề hà, kết hợp thoải mái những yếu tố tượng hình với những yếu tố trừu tượng trên cùng một bức họa. Chỉ cần đi xem một cuộc triển lãm về hội họa trừu tượng gần đây nhất, như triển lãm Réalités Nouvelles 2008 ở Parc Floral, Paris, là ta thấy rõ điều đó. Và đây cũng là một thoả hiệp khác đối với luật chơi đã được đặt ra.
Hội họa trừu tượng trước sau cũng chỉ là một hoạt động tinh thần của con người, một hoạt động văn hóa, và nó cũng chỉ đáp ứng một nhu cầu duy nhất, nhu cầu thẩm mỹ thuần tuý, một nhu cầu bản năng của con người.
Robert Delaunay, Fenêtres, 1913 | Jackson Pollock, Bức hoạ số 3, 1949 (phong cách dripping) |
Larionov, Lumières de rue, 1911 |
Trong nền hội họa trừu tượng đương đại, có thể phân biệt được nhiều xu hướng và nhiều phong cách, nhưng nhìn chung, vẫn là những phong cách kể trên. Có điều, bên trong các phong cách đó, người ta phân biệt được thêm hai xu hướng chính, có thể coi như hai đối cực: đó là xu hướng thiên về nhịp điệu, và xu hướng thiên về ký hiệu.
Luật chơi và những thoả hiệp
Trong hội họa tượng hình, từ xưa đến nay, cái tiêu chuẩn đầu tiên dựa trên đó người ta vẫn đánh giá cái đẹp, hay cái đạt của một tác phẩm, là tính chất “hiện thực” của nó, hoặc chỉ đơn giản là sự “giống như thật” của đối tượng được vẽ trên tranh. Xét cho cùng, ngôn ngữ của hội họa tượng hình không phải là ngôn ngữ tạo hình (theo nghĩa tưởng tượng ra mà sáng tạo), mà là một ngôn ngữ thể hiện, chủ yếu là sao chép đối tượng, hoặc cách điệu hóa nó, nhưng dẫu sao cũng sử dụng các yếu tố có tên gọi, có ngữ nghĩa, để diễn đạt.
Hội họa, trong nhiều thời đại, đã từng có những chức năng như: giao tiếp, thông tin, thậm chí tuyên truyền, hoặc giáo dục. Khi người ta đánh giá một bức họa với đề tài tôn giáo, hay lịch sử, người ta thường xét xem nó có tính thuyết phục hay không: cách thể hiện có thật, có khéo, có sinh động hay không. Cũng như, khi đánh giá một bức chân dung, hay một bức tĩnh vật, người ta thường đánh giá trước tiên trên sự “giống như thật” của nó...
Trong hội họa trừu tượng, không còn cái tiêu chuẩn hiện thực đó nữa. Ngược lại, ở đây, tiêu chuẩn quan trọng nhất chỉ có thể là cái đẹp thẩm mỹ, nhưng cái đẹp thẩm mỹ thì lại rất khó thẩm định, bởi nó dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn và quy ước đôi khi chồng chéo lên nhau, và nhất là vì nó tuỳ thuộc ở trình độ hiểu biết về thẩm mỹ, ở cái gu của mỗi người.
Cũng vì những lẽ ấy, mà trong hội họa trừu tượng, luật chơi tưởng như đơn giản, vì nó khá tự do, chỉ cần đáp ứng hai điều kiện: trừu tượng và đẹp, nhưng thực ra điều kiện đẹp trong hội họa trừu tượng lại khá phức tạp, vì những tiêu chuẩn, quy ước để thẩm định cái đẹp trừu tượng rất khó xác định. Do đó, tính chất chủ quan của sự thẩm định lại càng cao hơn, so với hội họa tượng hình !
Mondrian, Bố cục với 4 màu xanh, đỏ, đen, vàng (1921) |
Luật chơi trong hội họa trừu tượng là tuyệt đối không thể hiện những hình tượng gợi nhắc đến những khái niệm đã có tên gọi, ví dụ như: cái bàn, đám mây, Mặt trăng..., nói chung, những sự vật có thật trong thiên nhiên và trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, trong phong cách trừu tượng hình học, chẳng hạn, người ta vẫn chấp nhận một cách thoải mái những khái niệm có tên gọi, như: đường thẳng, đường cong, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn... Hiện tượng này rõ ràng nói lên một sự mâu thuẫn. Song chắc hẳn người ta cũng đã phải chấp nhận một thoả hiệp nào đó trên định nghĩa của khái niệm trừu tượng? Có lẽ nên hiểu trừu tượng là không bao gồm những hình tượng phản ánh thế giới tự nhiên và con người? Nhưng các hình thể hình học đều là do óc sáng tạo của con người mà ra cả. Phải chăng hình học đã được coi như là một ngoại lệ?
Dẫu sao, mâu thuẫn trong nghệ thuật cũng không phải là một chuyện gì to tát, đôi khi người ta vẫn phải chấp nhận nó như một sự thoả hiệp, cũng như người ta đã phải chấp nhận khái niệm tuyệt đối với một cái nghĩa rất tương đối, để có được một sự đồng thuận, hoặc để phục vụ cho một lợi ích xã hội thiết thực nào đó. Một ví dụ là, có thể nói, chỉ riêng phong cách trừu tượng hình học của những Mondrian, Théo Van Doesburg, Malévitch, Ben Nicholson, Herbin..., cho đến tận ngày nay vẫn có một ảnh hưởng quyết định lên thẩm mỹ hiện đại, đặc biệt là lên nghệ thuật design áp dụng vào trong công nghiệp, thương nghiệp, và nói chung, trong đời sống hằng ngày.
Nhìn chung, không thể nào có một khái niệm trừu tượng tuyệt đối được. Một nét cọ, một mảng màu, đã là một khái niệm rồi, và gần như là bao giờ cũng gợi nhắc đến một cái gì cụ thể trong thế giới ta đang sống. Do đó, có những họa sĩ, vì lý do thuần tuý thẩm mỹ, đã không nề hà, kết hợp thoải mái những yếu tố tượng hình với những yếu tố trừu tượng trên cùng một bức họa. Chỉ cần đi xem một cuộc triển lãm về hội họa trừu tượng gần đây nhất, như triển lãm Réalités Nouvelles 2008 ở Parc Floral, Paris, là ta thấy rõ điều đó. Và đây cũng là một thoả hiệp khác đối với luật chơi đã được đặt ra.
Hội họa trừu tượng trước sau cũng chỉ là một hoạt động tinh thần của con người, một hoạt động văn hóa, và nó cũng chỉ đáp ứng một nhu cầu duy nhất, nhu cầu thẩm mỹ thuần tuý, một nhu cầu bản năng của con người.
Cái đẹp cụ thể
Ý niệm về cái đẹp trong đầu óc của mỗi người chúng ta, là một cái gì rất chủ quan, và rất mơ hồ, lại không thể nào truyền đạt từ người này sang người khác được, bởi vì đó chỉ là một ý niệm ảo, đôi khi chưa định hình rõ rệt, cho nên chính mắt ta còn không trông thấy được, huống chi là mắt người khác !
Bởi vậy cho nên cái đẹp chỉ có thể tồn tại ở ngoài ta, thông qua những sự vật cụ thể, mà con mắt của ta và con mắt của người khác đều cùng nhìn thấy được, để nếu có một sự đồng cảm nào đó, thì giữa ta và họ mới có thể đi đến một sự đồng thuận trên cái đẹp đó.
Trong truyền thống dân gian ở một vài nước Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, để chỉ cái đẹp của một người phụ nữ, người ta thường đem cái đẹp của một vật cụ thể nào đó đã được coi là mẫu mực và đã được sự đồng thuận của mọi người ra để so sánh, chẳng hạn như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, khuôn mặt của Thuý Vân đã được ví với mặt trăng: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (Nguyễn Du, Truyện Kiều), hoặc câu nói trong dân gian “mắt phượng, mày ngài”, v.v.
Cũng bởi vậy cho nên trong nghệ thuật, ta chỉ có thể đánh giá được cái đẹp qua các tác phẩm cụ thể, mà mắt ta nhìn thấy được. Do đó, đối với người sáng tạo cũng như đối với người thưởng thức, cần có những cuộc triển lãm công cộng, những phòng tranh, những viện bảo tàng, và ở thời đại ngày nay, cần có những tài liệu điện ảnh, những cuộc thảo luận công khai về nghệ thuật, thông qua những phương tiện truyền thông hiện đại.
Quả vậy, làm sao một họa sĩ, với sự đánh giá tất nhiên chủ quan của mình, mà có thể biết được rằng tác phẩm của mình đẹp, hay xấu, nếu không có con mắt thẩm định của người khác?
Nhưng ngay cả với con mắt và ý kiến của người khác, cùng lắm thì người ta cũng chỉ đi đến được một sự đồng thuận nào đó mà thôi, không thể nào có được một sự đánh giá có tính chất tuyệt đối, vì ý kiến của người khác về cái đẹp hay cái xấu của tác phẩm cũng chỉ là chủ quan, vì nó tuỳ thuộc vào cái gu của mỗi người, mà cơ sở của cái gu thì cũng chỉ có một phần được coi là khách quan, đó là những hiểu biết về nghệ thuật, đặc biệt là về lịch sử nghệ thuật, về các tiêu chuẩn quy ước, các kỹ thuật thực hiện một bức tranh, các quy luật vật lý thông thường về các vật liệu, chất liệu, về màu sắc và ánh sáng... Chính trên những hiểu biết có tính chất khách quan này, mà ít ra người ta cũng có thể có được sự đồng thuận trên một số khía cạnh của tác phẩm. Còn cái gu thì vô cùng, nhất là khi nói đến màu sắc, người này thích màu này, người kia nhạy cảm với màu kia, khó có thể tranh cãi trên một cơ sở nào được cả, vì nó tuỳ thuộc vào sở thích và vào những yếu tố sinh lý, văn hóa, giáo dục, đặc thù của mỗi con người.
Do đó, hội họa trừu tượng, mặc dầu đã giải thoát người họa sĩ khỏi quỹ đạo của các đối tượng có thực trong thế giới tự nhiên, nhưng vẫn đặt y đứng trước những luật chơi mới, những thử thách mới, và cuộc săn tìm cái đẹp trong một nền hội họa không có đối tượng này, dù cho có gian khổ đến đâu, cũng cho phép y thể hiện được cho tới cùng cái tiềm năng sáng tạo và cái bản sắc của mình.
Ý niệm về cái đẹp trong đầu óc của mỗi người chúng ta, là một cái gì rất chủ quan, và rất mơ hồ, lại không thể nào truyền đạt từ người này sang người khác được, bởi vì đó chỉ là một ý niệm ảo, đôi khi chưa định hình rõ rệt, cho nên chính mắt ta còn không trông thấy được, huống chi là mắt người khác !
Bởi vậy cho nên cái đẹp chỉ có thể tồn tại ở ngoài ta, thông qua những sự vật cụ thể, mà con mắt của ta và con mắt của người khác đều cùng nhìn thấy được, để nếu có một sự đồng cảm nào đó, thì giữa ta và họ mới có thể đi đến một sự đồng thuận trên cái đẹp đó.
Jérôme Benitta, Không đề, 2008 (Salon Réalités Nouvelles 2008 - Parc Floral, Paris) |
Cũng bởi vậy cho nên trong nghệ thuật, ta chỉ có thể đánh giá được cái đẹp qua các tác phẩm cụ thể, mà mắt ta nhìn thấy được. Do đó, đối với người sáng tạo cũng như đối với người thưởng thức, cần có những cuộc triển lãm công cộng, những phòng tranh, những viện bảo tàng, và ở thời đại ngày nay, cần có những tài liệu điện ảnh, những cuộc thảo luận công khai về nghệ thuật, thông qua những phương tiện truyền thông hiện đại.
Quả vậy, làm sao một họa sĩ, với sự đánh giá tất nhiên chủ quan của mình, mà có thể biết được rằng tác phẩm của mình đẹp, hay xấu, nếu không có con mắt thẩm định của người khác?
Braque, Phong cảnh ở Estaques, 1908 |
Do đó, hội họa trừu tượng, mặc dầu đã giải thoát người họa sĩ khỏi quỹ đạo của các đối tượng có thực trong thế giới tự nhiên, nhưng vẫn đặt y đứng trước những luật chơi mới, những thử thách mới, và cuộc săn tìm cái đẹp trong một nền hội họa không có đối tượng này, dù cho có gian khổ đến đâu, cũng cho phép y thể hiện được cho tới cùng cái tiềm năng sáng tạo và cái bản sắc của mình.
các bạn cho ý kiến khi đọc nhé.
kông định(sưu tầm)
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012
lý kông định (sưu tầm)
TP HCM 01/12/2008
27-08-2012
Cái đẹp có tiêu chuẩn không?
Trịnh Cung
Cuộc đối thoại giữa hoạ sĩ Lê Thiết Cương và hoạ sĩ Lê Quảng Hà, ai đúng ai sai, chúng ta không khó để nhận ra. Tuy nhiên, sự việc cụ thể này xảy ra quả tình là một minh hoạ cho cái thực trạng thiếu thốn kiến thức và yếu kém về lý thuyết mỹ thuật của không ít người trong giới hoạ sĩ Việt Nam, mà hệ quả là sự mất căn bản trong việc thẩm định giá trị tác phẩm.
Để đóng góp vào cuộc đối thoại thú vị này, tác giả xin lạm bàn quanh vấn đề “Cái đẹp có tiêu chuẩn không?”
Câu chuyện thứ nhất
Trong một buổi chiều ngồi ở càfê vỉa hè Highlands trên đường Đồng Khởi cùng với vài anh bạn, thấy một “chân dài” thanh mảnh trong một bộ áo váy ôm sát người hở nửa phần lưng rất bắt mắt kiêu kỳ lướt ngang qua, tôi buột miệng thốt lên: “Wow! Đẹp quá!”
“Ối giời ơi! Khẳng khiu như một cái que biết đi thế mà cậu cho là đẹp ấy à?” Anh bạn tôi, một nhà văn, giãy nảy.
Câu chuyện thứ hai
Trong một cuộc triển lãm tranh quốc tế tại một thành phố nọ, các tác phẩm được giải cao nhất đều là những tranh vẽ theo lối trừu tượng, nhiều người đi xem triển lãm đã tỏ ra bất bình với kết quả ấy, họ chỉ vào vài tác phẩm vẽ theo lối tả thực và cự nự: “Vẽ giống y như thật thế này mà sao không được trao huy chương vàng thế? Thật là bất công!”
Câu chuyện thứ ba
Trong một cuộc thi Tiếng Hát Truyền Hình gần đây, trước đêm chung kết, tôi nhận được một cuộc gọi của anh bạn Việt kiều: “Cậu chơi thân với TL, LA, hay NN,... nói hộ tôi, xếp cho Th vào giải chính, càng cao càng hay, tôi hứa lo đủ. Tôi gọi hoài mà LA không bắt máy...”. Và anh bạn say sưa “bài ca ngợi” bất tận về cô Th tuyệt vời và đầy triển vọng nào đó — một người sinh ra chỉ để làm ca sĩ chứ không thể là cái gì khác. Tôi vội mở tv để xem thực hư thế nào thì thấy cô Th mà anh bạn nói đến quả là một mỹ nhân rất bốc lửa, nhưng giọng hát thì... chỉ đáng làm ca sĩ karaoke mà thôi.
Ba câu chuyện trên có thể đã nói lên sự phức tạp của vấn đề thẩm mỹ trong sinh hoạt văn nghệ và trong đời sống hằng ngày. Thế nào thì được gọi là một cô gái đẹp, một tác phẩm mỹ thuật có giá trị, hay một giọng hát sáng giá? Lẽ dĩ nhiên đây là một công việc khó khăn và không phải ai cũng có khả năng đưa ra sự chọn lựa xác đáng, thường người ta phải dựa vào kết quả bình chọn của một tập thể những nhà chuyên môn có nhiều kiến thức về nghệ thuật được uỷ nhiệm làm giám khảo.
Tuy thế, không phải tất cả các kết quả ấy đều được dư luận đồng tình. Ở đây chúng ta không bàn đến những kết quả bất thường vì những lý do tiêu cực mang tính mua chuộc hoặc thương mại. Trình độ kiến thức và thị hiếu không cùng một đẳng cấp thường là nguyên nhân chính của những kết quả không thuyết phục. Và để biện minh cho những bất đồng này, nhiều người thường đem thành ngữ “chín người mười ý” ra để khoả lấp cho xong chuyện.
Thực ra, cái đẹp có những tiêu chuẩn riêng cho từng sự vật và sự việc, và nó thay đổi theo sự phát triển của từng thời kỳ văn hoá và văn minh của loài người. Từng thời kỳ một có thể kéo dài qua nhiều thế kỷ hoặc chỉ từng thế kỷ, các khái niệm về cái đẹp nối tiếp nhau thay đổi bởi sự đòi hỏi của cuộc sống con người, mặc dù không thiếu những tranh cãi thường xuyên và liên tục về những tiêu chuẩn của cái đẹp. Các triết gia từ Socrates xa xưa cho đến Hegel đã nối tiếp nhau đi tìm một định nghĩa thống nhất cho cái đẹp phi vật chất (la beauté immatérielle) và coi việc nghiên cứu cái đẹp là một khát vọng vĩnh cửu. Và mỹ học đã trở thành một chuỗi hạt ngọc về tư tưởng quanh cái đẹp không ngừng được bổ sung và tiếp tục suy nghiệm theo mỗi bước đi của thời đại. Cái đẹp ở trong vô số dạng thức khác nhau như văn học, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, thời trang, thân xác, ngoại cảnh, nội thất; và bao trùm lên hết thảy là vẻ đẹp phi vật chất, như Socrates đã nói: “Nhìn là giác quan tinh vi nhất của cơ thể, đồng thời cái đẹp cũng đã nhận từ sự phân chia của tạo hóa cái phần đáng yêu nhất.”
Tựu trung, nói theo cách đơn giản hơn, để cảm nhận được cái đẹp, chúng ta phải nhờ vào hai điều kiện: 1. cảm tính; 2. kiến thức. Những người không có điều kiện học đầy đủ thường chọn lựa vẻ đẹp theo bản năng, cảm tính của mình. Nhưng sự cảm thụ cái đẹp trong các công trình nghệ thuật lại không thể dễ dàng với tầng lớp công chúng bình dân vì họ ít được tiếp cận và thiếu cập nhật với các thông tin về những trào lưu sáng tạo mới xuất hiện. Ngay cả trong giới trí thức và văn nghệ sĩ chúng ta cũng không có nhiều người thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật mới và các thông tin về hoạt động sáng tạo mỹ thuật của các cộng đồng khác trên thế giới, nên tình trạng dễ bị tụt hậu và bảo thủ là điều không tránh khỏi.
Mỗi thời đại, riêng đối với mỹ thuật, các tiêu chuẩn của cái đẹp trước hết được định ra bởi những nhà sáng tạo. Các hoạ sĩ cổ điển thời tiền phục hưng cho đến các hoạ sĩ thời tân cổ điển kéo dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 đã thiết lập và giữ vững các tiêu chuẩn của cái đẹp dựa vào sự cân đối, hài hoà, nhịp nhàng và chặt chẽ về bố cục, màu sắc, đường nét, ánh sáng bằng một bút pháp tinh tế và nắn nót. Đầu thế kỷ 20, các nhà tiền phong thời hiện đại đã phủ lên những tiêu chuẩn ấy một tấm vải liệm bằng những khái niệm hoàn toàn mới về cái đẹp của những tác phẩm mỹ thuật. Những sự phá vỡ phép cân đối, luật viễn cận, không gian hai chiều và tình hoà hợp của màu, khởi từ trường phái Ấn tượng đến Trừu tượng đã làm thay đổi lớn lao các tiêu chuẩn của cái đẹp trong tác phẩm mỹ thuật.
Một ví dụ rất cụ thể cho sự thay đổi mau chóng quan niệm về cái đẹp hình tượng con người: chỉ trong không hơn ba thập niên đầu của thế kỷ 20, từ mẫu mực vẻ đẹp đẫy đà phồn thực của Auguste Renoir chuyển sang hình mẫu dài và buồn của Modigliani, và lại được Francis Bacon lập ra một hình mẫu con người tật nguyền, biến dạng và cực kỳ cô đơn. Các nhà mỹ học đã gọi đây là thời đại của “thẩm mỹ chông chênh” (esthétique de choc). Thẩm mỹ chông chênh này đã tồn tại không quá 50 năm ở phương Tây.
Vẻ đẹp phụ nữ trong tranh Pierre-Auguste Renoir
Vẻ đẹp phụ nữ trong tranh Amedeo Modigliani
Vẻ đẹp phụ nữ trong tranh Francis Bacon
Mỹ học đương đại đã trở thành cơn lốc ngày càng mạnh sau khi Marcel Duchamp lập ra mỹ thuật ý niệm với “Cái Bồn Tiểu“ (1917), và ngày nay mỹ thuật ý niệm không chỉ diễn ra ở các nước Âu Mỹ mà đang tràn qua các lục địa còn lại.
Triết học giải cấu — déconstruction (có nơi gọi là huỷ cấu trúc) của Jacques Derrida — có lẽ đã nhìn nhận cần phải phá vỡ những tiêu chuẩn cái đẹp đã được thiết lập bởi chủ nghĩa hiện đại của những nhà tiền phong như Tristan Tzara, Jean Arp, Max Ernst, Marcel Duchamp, Paul Klee,... và mở ra một bầu trời mỹ học đương đại cho thời đại mỹ thuật “bây giờ” (Art Now).
Rõ ràng cái đẹp luôn luôn có những tiêu chuẩn khác nhau của nó, tuỳ vào từng thời đại mà nó được tạo ra. Cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hoá không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế, sự bắt chước rập khuôn, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước để làm công việc sáng tạo và thẩm định giá trị tác phẩm hôm nay, là dấu hiệu tiêu vong của nghệ thuật.
------------
------------
lý kông đinh.19.11.2012
"Tự học là bản chất của mọi sự học"
Ngọc Bi
Xuất thân từ dân học toán, làm quản lý, tự học vẽ, trở thành họa sĩ và cây bút nghiên cứu phê bình chuyên nghiệp. Ông có lời nhắn gửi gì cho thế hệ trẻ về sự “tự học” thành tài này?
Ăm ắp kiến thức phong phú nhưng khiêm tốn, cầu thị và khát khao về sự học, sự đọc luôn ngập tràn là những đặc điểm dễ nhận thấy ở con người họa sĩ, nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật danh tiếng Nguyễn Quân.
Dưới đây là bài phỏng vấn ông Nguyễn Quân về vấn đề nghiên cứu, sáng tác và phê bình nghệ thuật do tác giả Ngọc Bi thực hiện:
Dưới đây là bài phỏng vấn ông Nguyễn Quân về vấn đề nghiên cứu, sáng tác và phê bình nghệ thuật do tác giả Ngọc Bi thực hiện:
Nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân (Ảnh Internet)
Tôi học vẽ trước học toán, không làm toán ngày nào, làm quản lý có “1 nhiệm kỳ”. Chủ yếu chỉ biết vẽ, viết và dạy học. Tự học là bản chất của mọi sự học, sáng tác hay nghiên cứu. Mỹ thuật phải có chút tay nghề kỹ thuật và tạo hình phải nắm vững, có rất nhiều sách vở và vật liệu để tự học. Không phải là nghiệp dư hay dân gian. Anh phải tự học tất cả (nếu không nói là nhiều hơn) những gì là hàn lâm phải học ở trường. Rất nhiều các danh họa thế giới và Việt Nam tự học hoặc học dở dang rồi bỏ trường… ra tự học. Cánh cửa nghệ thuật rộng mở, chân trời bao la. Nhưng “học thành tài” (dù ở trường hay tự học) không phải là quy luật, không phải là mục đích của nghệ thuật. Tự tin, thành thật với mình trong sáng tạo… rồi xem trời có bảo mình thành tài không đã là may mắn của một đời nghệ sĩ.
Một Nguyễn Quân họa sĩ với một Nguyễn Quân nghiên cứu - phê bình có gì khác nhau? Hai vị trí, hai công việc này có tác động tương hỗ tới nhau ra sao khi ông làm nghề?
Phan Cẩm Thượng và Nora Taylor đều đã viết rằng trong tôi có hai người khác nhau, đôi khi cãi nhau. Tôi cũng thấy mình “viết một đằng, vẽ một nẻo”, sáng tác và nghiên cứu là hai hình thái ý thức (về mình và về thế giới) khác nhau, hai cách khác nhau để nội quán và ngoại quán. Nhiều người cho rằng khi sáng tác cái hiểu, biết làm hại cái cảm xúc. Nhiều người lại cho rằng không có triết lý, tri thức không thể có tác phẩm sâu sắc. Nhiều đồng nghiệp thấy tranh tôi đẹp hay không đẹp vì cả hai lý do: vì tình cảm quá mà thiếu ý tưởng hoặc vì lý sự quá hóa rườm rà.
Là cha đẻ nhiều cuốn sách nghiên cứu và phê bình mỹ thuật rất sâu sắc, được đánh giá cao (Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Mỹ thuật của người Việt, Mỹ thuật ở Làng, Tiếng nói của hình và sắc, Ghi chú về nghệ thuật, Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20…), nhưng ông từng nhận định nghề nghiên cứu - phê bình rất vất vả và bạc bẽo. Tại sao ông vẫn tiếp tục chấp nhận sự bạc bẽo đó?
Trong tiếng Đức chữ nghề nghiệp - Beruf - cũng có nghĩa là thiên chức, được Chúa chọn, trời bảo làm nghề ấy, việc ấy. Làm tốt cái nghề - sứ mạng của mình là danh dự, đạo đức của người hành nghề. Khi đó nghề mình chọn - hay trời bảo cũng là niềm vui hạnh phúc, bất chấp vất vả, bạc bẽo…
Xin chia sẻ về tác phẩm phê bình mà ông đang viết.
Hiện tôi đang viết một vài bài tiểu luận về bản chất và phương pháp của “nghề” nghiên cứu - phê bình nghệ thuật. Sau nghiên cứu - phê bình văn học thì nghiên cứu - phê bình mỹ thuật ở Việt Nam đã có đội ngũ và lịch sử của chính nó. Đã đến giai đoạn cần nâng cấp về chất để đáp ứng nhu cầu về giáo dục nghệ thuật trong một xã hội hiện đại, văn minh.
Theo ông, để giữ được cây bút phê bình trong sáng, công tâm, người phê bình mỹ thuật cần có những yếu tố gì?
Thực ra nghiên cứu - phê bình không phải quan tòa. Nếu anh còn phụ thuộc hệ tư tưởng, tôn giáo, hệ hành chính, hệ tài chính… thì tất nhiên không “trong sáng, công tâm” được. Hơn nữa bất tài mà lại được bổ vào các chức vụ các hội đồng… để phán xét, trao giải thì tất là “tham nhũng trí tuệ”. Có tài và độc lập không phụ thuộc các thứ đó thì sẽ được nghệ sĩ, công chúng, xã hội tin cậy, mới có ích cho phát triển văn hóa.
Xin ông cho vài lời khuyên đối với thế hệ trẻ theo nghề nghiên cứu - phê bình?
Nếu tôi là thế hệ thứ hai thì nay ta đã có thế hệ thứ 3, thứ 4 làm nghiên cứu - phê bình rồi. Họ làm việc ở nhiều lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, truyền thông, tổ chức hoạt động nghệ thuật… Khó cho họ là nghiên cứu thì không có kinh phí, không có điều kiện du học sau đại học. Truyền thông văn hóa mới chỉ yêu cầu họ ở mức làm MC giới thiệu cổ động cho nghệ sĩ, sự kiện… khó hành nghề thật sự. Tôi đã kiến nghị từ 30 năm nay về ngành nghề - môn học giáo dục nghệ thuật, thay cho môn vẽ dạy kỹ năng hiện nay. Đội ngũ các nhà giáo dục nghệ thuật và môn này sẽ nâng tầm nghệ thuật của toàn xã hội và là nền rộng, chắc cho nghiên cứu - phê bình chuyên sâu. Cá nhân tôi biết khoảng 15-20 nhà nghiên cứu - phê bình trẻ có tài, tiềm năng… Còn nhà nghiên cứu - phê bình xuất chúng luôn hiếm hơn nghệ sĩ xuất chúng nhiều.
Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012
12 cách treo tranh đẹp mắt cho nhà bạn
Tranh ảnh là những vật trang trí phổ biến ở mọi nhà nhưng treo tranh thế nào cho đẹp mắt và làm ngôi nhà ấn tượng không phải là điều đơn giản như bạn nghĩ...
- 5 vị trí đặt tủ quần áo lý tưởng cho phòng ngủ "mi nhon"
- Những chiêu trang trí cực đẹp và thông minh cho nhà hẹp
- Cách trang trí gối cho ghế sofa thêm bắt mắt
Ngay phía trên ghế sofa
Nếu bạn đặt ghế sofa áp sát tường thì việc treo tranh lên mảng tường trống phía sau ghế sofa là một cách hiệu quả để làm điệu không gian trống trải đó.
Về chiều cao đặt bức tranh này: Nếu phòng khách nhà bạn chật hẹp và trần thấp thì nên treo tranh cao lên phía trên để "ăn gian" diện tích cho căn phòng. Còn nếu diện tích không phải là vấn đề thì tốt nhất bạn nên treo tranh ở vừa tầm mắt. Vị trí tốt nhất để treo tranh là cao trên ghế sofa độ một gang tay.
Đừng bỏ qua tỉ lệ giữa ghế sofa và tranh
Một trong những lỗi phổ biến nhiều người mắc phải khi treo tranh phía trên sofa hoặc tủ búp phê là chọn tranh sai tỉ lệ giữ. Một bức tranh quá nhỏ hay quá to so với ghế sofa hoặc tủ búp phê đều sẽ khiến việc bố trí và trang trí nội thất của căn phòng trông ngớ ngẩn.
Do đó, bạn hãy đảm bảo bức tranh có kích thước tối thiểu bằng 2/3 kích thước của ghế sofa hoặc tủ búp phê. Chẳng hạn, ghế sofa dài gần 3m thì bức tranh treo phía trên nó nên có độ rộng là gần 2m.
Cách treo tranh hoàn hảo
Thay vì đóng đinh bức tranh xong lại tháo ra đóng lại nhiều lần vì chưa ưng ý, khiến mảng tường thủng lỗ chỗ, bạn nên treo thử bằng giấy trước. Cắt những tờ giấy theo hình dáng của bức tranh rồi dán lên tường bằng băng dính. Với cách này, bạn sẽ chọn được cách treo tranh ưng ý mà không làm tường thủng lỗ chỗ vì đóng đinh nhiều lần.
Nên treo tranh to ở bên trái hoặc dưới cùng
Khi bạn treo nhiều bức tranh một chỗ thì việc cân bằng thị giác giữa chúng rất quan trọng. Khi xếp tranh theo nhóm, chú ý treo những bức tranh to ở bên trái và dưới cùng. Nó sẽ giúp tạo sự cân bằng vì mắt thường bắt đầu nhìn từ bên trái. Nếu số tranh bạn có là chẵn thì hãy đặt bức tranh to nhất ở giữa.
Nếu treo tranh rải rác khắp phòng...
Việc treo tranh trên tường có thể gặp khó khăn khi tường, cửa ra vào và cửa sổ chia tách nó ra thành nhiều phần khác nhau. Khi treo tranh khắp phòng, bạn tránh treo lên cao hoặc xuống thấp mà nên treo ở giữa.
Treo tranh trong phòng ngủ
Trong phòng ngủ, bạn nên chọn những bức ảnh mang tính cá nhân như ảnh gia đình hoặc ảnh của chính bạn. Nếu bạn định treo nhiều bức ảnh thì nên chọn cùng một tông màu, hoặc là đều trắng đen hoặc là đều ảnh màu.
Nên treo tranh theo số lẻ
Khi trưng bày tranh ảnh theo nhóm, hãy chọn số lẻ. Với số lẻ, bạn sẽ có nhiều cách để sắp xếp chúng hơn. Đơn giản nhất là đặt cái to ở trung tâm, còn những cái khác được đặt cân xứng hai bên.
Treo tranh trong bếp
Khi treo tranh trong bếp, bạn cần đăc biệt lưu ý vị trí treo tranh sao cho chúng không bị hư hỏng bởi nước hoặc sức nóng. Bạn có thể đặt tranh ở gần bàn ăn hoặc trên tường xa khu vực nấu nướng.
Chú ý kích thước của tranh với mảng tường trống
Khi quyết định treo tranh trong nhà, bạn cần cân nhắc khoảng trống của bức tường và việc bố trí sắp đặt của căn phòng. Bạn hãy treo những bức tranh nhỏ ở giữa cửa sổ và cửa chính. Nếu treo những bức tranh nhỏ ở không gian quá rộng, trông chúng sẽ như bị chìm lấp.
Tranh ảnh nên phù hợp với phong cách căn phòng
Việc bố trí tranh ảnh nên phù hợp với phong cách trang trí trong phòng. Việc treo tranh cân xứng sẽ thích hợp với phong cách cổ điển và nghi thức, trang trọng. Còn sự bất cân xứng sẽ mang phong cách hiện đại.
Bên cạnh đó, hình ảnh và phong cách của khung ảnh cũng ảnh hưởng đến việc treo tranh của bạn. Đối với phòng theo phong cách cổ điển, bạn nên chọn những hình ảnh cổ điển và thực vật. Còn những phòng theo phong cách hiện đại thì chọn tranh trừu tượng và to.
Treo tranh trước tủ sách hoặc đồ vật khác
Treo tranh ảnh trước tủ sách cũng là một cách để trang trí nhà đẹp mắt. Hoặc nếu không, bạn cũng có thể đặt tranh ảnh trước đồ vật khác thay vì mảng tường trống.
Kết hợp tranh ảnh với những đồ trang trí khác
Trưng bày bộ sưu tập tranh ảnh là giải pháp đơn giản để làm điệu mảng tường trống. Nhưng để bộ sưu tập hấp dẫn hơn, bạn có thể kết hợp nó với lọ hoa hoặc đĩa trang trí...
Đầu tiên, bạn cần xác định kích thước của bộ sưu tập này. Đặt thứ đẹp nhất ở tầm mắt ngay chính giữa. Nếu bạn sử dụng nhiều khung ảnh khác nhau, hãy trải rộng chúng ra để trông không rối mắt và bức bối.
lý kông định (sưu tầm.)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)